Chương 27
Mợ ba nghe theo lời của vị sư già mở một trong hai chiếc hộp ra, khi chiếc hộp được mở ra, mợ ba vô cùng kinh hoàng thốt lên:
– Không thể nào!
Hoá ra, bên trong không phải xác thai nhi như mợ đã từng thấy, mà bên trong là một khúc rễ cây thoạt nhìn tựa như nhân sâm. Không tin vào mắt mình, mợ ba mở tiếp chiếc hộp thứ hai ra. Bên trong cũng là một khúc rễ cây y như vậy. Ánh mắt mợ ba trở nên hoảng loạn, miệng không ngừng lẩm bẩm:
– Không thể nào. Không thể nào. Không thể nào. Không… nào…
Thấy mợ ba như thế, vị sư già không nói gì, ngài đưa tay điểm nhẹ lên giữa mi tâm của mợ ba. Lúc này, mợ ba đang hoảng loạn, bỗng an tĩnh trở lại, đôi mắt cũng từ từ khép lại, mợ ba đã chìm dần vào trong giấc ngủ. Trong giấc mơ, mợ thấy mình trở về cái ngày mình bị giết chết.
***
Khi nhát dao vừa đâm vào cơ thể của mợ ba, linh hồn của mợ như bị ai đó đẩy bay ra khỏi cơ thể. Chưa kịp định thần, mợ bị một sợi dây choàng qua cổ kéo đi.
Bên tai nghe văng vẳng câu đồng giao kỳ lạ:
“Một đồng sinh tử đoạn phu thê,
Một đồng giang hải đò đưa mạng,
Trả hết hồng trần nhẹ phách đi,
Nặng kiếp duyên tình Vong Xuyên độ.
Mạnh Bà thang vạn kiếp chẳng nhớ người.”
Tiếp đó là một giọng nói lạnh lẽo vang lên:
“Hết kiếp rồi mau đi thôi!”
Mợ ba cố gắng giãy dụa để thoát ra. Nhưng không tài nào thoát khỏi sợi dây đang tròng vào cổ của mình càng giãy dụa, sợi dây càng thít chặt vào cổ, dường như sợi dây ấy có một sức mạnh vô hình, nó đang dần dần hút kiệt linh hồn của mợ.
Không còn cách nào khác, mợ đành phải đi theo hai người đang giữ sợi dây. Một làn khói mỏng nhanh chóng hiện ra trước mắt, họ đi qua một làn khói mỏng ấy, bước vào một thế giới hoàn toàn khác.
Nơi đây tiếng than khóc vang khắp trời, không gian tử khí dày đặc, trong màn đêm tĩnh mịch những đốm lửa xanh lập lòe lặng lẽ trôi trong không khí. Ở chốn này, khiến người ta có cảm giác không phân biệt được thời gian.
Mợ ba không biết được mình đang ở nơi nào, cho đến khi mợ bị đẩy ngã xuống nền nhà. Đây là một gian điện được làm bằng đá đen, các cột trụ được chạm khắc hình hắc long, chính điện đặt một chiếc bàn và một chiếc ngai lớn chạm khắc những hình thù kỳ quái.
Trên ngai là một người đàn ông gương mặt có chút đáng sợ, giữa trán có một vết sẹo hình ngọn lửa đen, cặp mày ngài cùng đôi mắt xếch, khiến cho gương mặt càng trở nên dữ tợn. Người đó đang nửa nằm nửa ngồi trên ngai, đôi mắt khép hờ tựa như đang ngủ. Không mở mắt, người đó cất tiếng hỏi:
“Nhà ngươi hãy mau nói rõ họ tên! Để ta phán công tội của nhà ngươi.”
Mợ ba sợ hãi không dám trả lời, không nhận được câu trả lời, người đó mở mắt ra, đôi đồng tử một trắng một đen nhìn thẳng vào mợ ba, đôi mắt ấy dường như nhìn thấu được tâm can của người đối diện. Khiến cho người đó không rét mà run. Dưới uy ác của đôi mắt ấy mợ sợ hãi, miệng lắp bắp nói:
– Nô… nô… nô… tỳ… tỳ… tên… tên… Bùi… Bùi… Thị… Thị… Nguyệt…
“Nhà ngươi sinh ngày giờ nào?”
– Nô… tỳ… giờ… Bính… Thân,… ngày… Giáp… Ngọ,… tháng… Canh… Thìn,… năm… Nhâm… Thân…
Nghe xong, người đó cầm một cuốn sổ lên đọc rõ công tội của của mợ ba. Tiếng đọc vang dội khắp điện. Từng câu từng lời xoáy sâu vào tâm khảm của mình.
Đọc xong công tội, mợ mới nhận ra không ngờ khi còn sống, mợ lại làm được nhiều việc tốt đến như thế. Số công đức ấy đã đủ để mợ đầu thai thành người.
Sau khi phán xét xong công tội, mợ ba được đưa tới cầu Nại Hà nhìn hàng người tưởng chừng như vô tận, bỗng nhiên đầu óc mợ trở nên trống rỗng, vậy là mợ thật sự đã chết rồi. Chấp nhận số phận đi thôi. Một giọt nước mắt khẽ rơi ra khỏi khóe mắt, giọng nghẹn ngào khẽ nói:
– Vĩnh biệt cha, vĩnh viễn người mà em yêu thương.
Giọt nước mắt chưa kịp rơi xuống đất, đã bị chiếc lọ được cầm bởi một cánh tay gày gò khẳng khuy hứng lấy. Một giọng phụ nữ già nua vang lên:
“Giọt nước mắt quý giá thế này đừng để lãng phí.”
Khi mợ ba nhìn lại, đã không thấy người đâu nữa. Lấy lại tinh thần, hòa mình vào dòng người, mợ lặng lẽ tiến gần về phía một người đàn bà nhỏ bé gày gò, mái tóc trắng như cước, trên đầu cài một chiếc trâm gỗ. Bà ta đang từ tốn múc canh vào bát đưa cho từng linh hồn.
Tới lượt mợ ba, vừa cầm bát canh lên, bên tai có tiếng khóc than và gọi tên của mình. Tiếng của người đó mợ cảm thấy rất quen. Những mãi vẫn không nhớ ra được là ai. Đang suy nghĩ, một giọng nói già nua cất lên giục mợ uống canh:
“Này cô gái! Còn vương vấn hồng trần làm gì nữa, nhắm mắt xuôi tay, thì mọi thứ cũng trở về với cát bụi. Hận hay yêu đến mấy, cũng hóa hư không, tất cả chẳng thể nào mang đi được. Đi đi thôi! Đầu thai kiếp mới, và bắt đầu một cuộc sống mới. Đừng lưu luyến kiếp này nữa”
Lời nói của người phụ nữ ấy khiến mợ ba phải suy nghĩ đắn đo mất một lúc, rồi dứt khoát đưa bát canh lên tiếng, thì ký ức về giọng nói ấy ùa về. Phải rồi, người ấy chính là người mà mợ ba vô cùng yêu thương. Người đã cùng thề non hẹn biển, mãi mãi chung đôi.
Tiếng khóc than của cậu khiến mợ cảm thấy chua xót trong lòng, không muốn rời xa cậu ba. Thật ra cũng bởi vì sợi chỉ hồng mà Nguyệt lão se cho họ, vẫn chưa đứt, vì vậy chính nó đã khiến cho mợ ba do dự, không muốn chuyển thế đầu thai. Đang đắn đo suy nghĩ, giọng nói không phát ra từ những linh hồn xung quanh, dường như nó vang lên từ trong tâm hồn của mợ: